Gớm... Hồi trước chú cũng chả viết sai chính tả đầy ra, bị chỉnh suốt . Ko biết giờ đã đỡ đc bao nhiêu phần rồi mà dám chê "bọn miền núi" .

Nói về việc làm bài văn của các thí sinh trong các kỳ thi tốt nghiệp thì năm nào chả nói (thật ra thì cũng chỉ mới mấy năm gần đây), quá quen rồi, nên tớ cũng ko đưa ra bình phẩm gì, có điều cái đoạn này:
Mỗi giám khảo, thanh tra chấm thi thẩm định, đánh giá không dưới trăm bài thi, thực tế, không có gì khác mấy so với các năm trước, thuộc hệ cải cách. Bên cạnh một số ít bài văn tốt, diễn đạt hay, viết văn có cảm xúc, sáng tạo, chúng tôi còn bắt gặp vô vàn các bài văn hạn chế, yếu kém.

Biểu hiện cụ thể của nó thì cũng hết sức đa dạng, phong phú: Chữ viết cẩu thả, trình bày tệ hại, sai chính tả, câu què, câu cụt, diễn đạt, ý tứ sai lạc, vụng về, tối nghĩa, rối rắm...
Ko biết là do các thầy là người trong ngành sư phạm nên đánh giá học sinh nó cũng khắt khe hơn bình thường, hay thực chất đúng là như vậy. Thực tế mà theo tớ tận mắt tận tay tiếp cận, thì ối anh chị trình độ đang đại học - sau đại học - hoặc trên đại học, vẫn sai chính tả đầy ra.

Nhớ có lần tớ viết vơ vẩn trên blog, chả hiểu thế nào đc nhiều người đọc rồi khen. Sau đấy cũng chả hiểu có chị cù bơ cù bất nào lang thang vào giở giọng chê bai... Nào là "khả năng cảm thụ văn học của người VN bây giờ quá kém" - vì khen bài tớ viết - viết về đời thường mà cũng cần lắm "văn" sao, "bài viết ko có tính chất khoa học và nghèo nàn kinh nghiệm sống" - vãi, viết blog vơ vẩn mà đòi tính khoa học rồi kinh nghiệm sống phong phú . Ngứa mắt quá tớ đá xoáy lại vài câu, vạch ra vài lỗi chính tả cơ bản trong cái bài ko dài lắm của chị ý... Thế là chị ý kiểu như bị chạm nọc, vào buông câu rất bề trên: "Tôi được sinh ra để làm việc với câu chữ đấy, cậu ko phải dạy [ý là làm nhà văn - nhà báo]... Chỉ là bàn phím lúc đó trục trặc nên gõ nhầm thôi..." rồi đi thẳng ko thấy quay lại .

Nhắc đến nhà báo mới nhớ, tuy lâu nay tớ bỏ đọc báo - tạp chí, nhưng vừa rồi mới ngó qua vài bài trên các báo, thấy rằng ngay cả những "nhà báo" viết đoạn văn cũng còn chưa thật sự chuẩn. Vì thường một đoạn văn, nó cũng như 1 bài văn, đều có câu (đoạn) mở đầu tóm tắt ý chính, những câu (đoạn) bổ trợ sau đó, và cuối cùng là câu (đoạn) kết. Trong trường hợp nếu đoạn dài quá thì có thể tách ra với việc sử dụng câu chuyển tiếp - nối tiếp giữa các đoạn. Viết lách thông thường kiểu tự sự, có thể ko cần đảm bảo chặt chẽ như thế, nhưng đã viết báo - mang tính "khoa học" như ai đó khẳn định, thì phải viết như thế. Đáng tiếc qua 1 số ít ỏi những bài báo tớ đọc đc gần đây, những đoạn (chưa nói đến bài) đáp ứng đúng yêu cầu đó là khá ít.

#Báo giấy là còn qua biên soạn kỹ lưỡng, trưởng ban biên tập duyệt rồi mới cho in đấy, chứ còn báo điện tử thì tớ ko tính tiền. Copy & paste tràn lan, nội dung lủng củng, lỗi chính tả be bét...


Thế cho nên, các thầy các cô, các bác trên bộ cứ chê lên chê xuống rồi bày ra "cải cách" này "cải cách" nọ, mà thực tế trình độ học vấn chung của người Việt Nam hiện nay như thế nào, e chả được mấy người biết. Những người lớp trước còn "chưa chuẩn" như thế, thì tớ thấy cũng ko nên trách thế hệ đi sau quá nhiều, tuy là những lỗ hổng kiến thức của các chủ nhân tương lai có size khá là to .