Kết quả 1 đến 10 của 20

Threaded View

  1. #1
    Member quèn ĐDT Member vitaminb12's Avatar
    Ngày tham gia
    21 Mar 2007
    Đang ở
    Grand Line
    Tuổi
    33
    Bài viết
    2,650
    Thanks
    2
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Rep Power
    30

    Mặc định Tư liệu về Thành phố Thanh Hóa - Trấn Hạc Thành xưa. Tự hào lịch sử quê hương :x

    Hôm nọ nghịch GPS qua cái GoogleMaps ở Th, hì, tự dưng phát hiện ra một chỗ có hình dáng khuôn viên rất chi là kì quái trong thành phố mình Nó đây
    Rõ ràng đó ko thể là một khuôn viên tự nhiên mà có Nhớ hồi trước, khi tìm nhà một anh bạn ở Bắc Ninh qua GM, tớ đã từng nhìn thấy một chỗ ở Bắc Ninh có hình dáng tương tự thế này, và nó có tên là Thành cổ Bắc ninh
    Và nhờ bác google một chút nữa, tớ có thể chắc chắn rằng đây chính là địa giới của Hạc Thành trước kia, tức trung tâm hành chính cao nhất của tỉnh thời trước Cái tên Hạc Thành thì tớ đã nghe nhiều, nhưng suốt 18 năm trời sống ở cái thành phố này, bây giờ tớ mới biết đến các dấu tích của nó
    Nghiên cứu 1 chút về khu vực này Theo tớ , cổng chính của tòa thành nhằm về hướng Nam, là hướng phổ biến khi người Việt ta xây nhà. Chính vì vậy mà về phía hướng Nam có một tuyến phố mang tên là Cửa tiền phía bên trái cửa tiền lại có phố Cửa Tả, bên phải có Cửa Hữu
    Hạc Thành nằm rất gần những con đường giao thông huyết mạch. Hướng Tây thành có ga Thanh Hóa, phía Đông thành có con đường thiên lý Bắc Nam (tức là quốc lộ 1A ý )
    Xung quanh Thành Hạc là một hào nước, mà như ta thấy hiện tại nó chính là Hồ Thành và một số hồ nhỏ khác.
    Không biết có phải ko, nhưng tớ nghĩ là các bác lãnh đạo hồi xưa cũng có ý gì đó khi xây UBND tỉnh nằm ngay trong khuôn viên của Thành (ở hướng chính Đông )
    Theo ước lượng, Thành Hạc có bán kính khoảng ... 500m 2 con đường Hạc Thành và Đại lộ Lê Lợi chia thành ra làm 4 mảnh đều nhau. Có lẽ vì cắt dọc qua thành như vậy nên 1 trong 2 đoạn đường mang tên là HT (google maps ghi sai tên của đường HT )
    Và cũng nhờ bác google, tớ nghe nói thành phố có quy hoạch xây dựng công viên Hạc Thành ở khu vực Hồ Thành gần ga, nhưng mà hiện tại thì vẫn chưa thấy bóng dáng kế hoạch đó đâu cả
    Bonus thêm về những "dấu tích" rõ ràng nhất của 2 thành cổ khác mà tớ tìm thấy được bằng google maps ở Vn
    Thành cổ Bắc Ninh
    (có thể nhìn rõ hơn Hạc Thành rất nhiểu Tuy nhiên bên trong thành dường như không còn gì đặc biệt )
    và Kinh Thành Huế
    (mang tầm vóc kinh đô, Thành Huế có quy mô lớn hơn Hạc Thành nhiều lần)

    Bổ sung thêm một số thông tin về Thành Hạc Rất đẹp, rất hoành tráng


    - Về Hạc Thành, Đồng Khánh Dư Địa Chí viết: Thành tỉnh ở địa phận xã Thọ Hạc huyện Đông Sơn. Thành xây bằng gạch đá, chu vi 630 trượng (Có lẽ 2960m), cao 1 trượng (Có lẽ là 4.7m), có 4 cửa, hào rộng 9 trượng 3 thước (Có lẽ 43.7m) sâu 7 thước (Có lẽ 3.3m). Các vệ Tuyên Vũ, Hùng Vũ, Nhuệ Vũ bao vòng phía trước; Quảng Vũ, Nghĩa Vũ bao vòng phía sau; Túc Vũ, Công Vũ bao vòng bên trái; Trang Vũ, Kiện Vũ, Cương Vũ bao vòng bên phải. Đồn thuỷ quân ở địa phận Nam Ngạn, hai vệ Tả,Hữu đóng ở đây. Đàn Xã tắc ở phía tây bắc thành. Đàn Tiên Nông ở phía đông nam thành. Đàn Sơn xuyên ở phía tây nam thành. Văn miếu ở phía đông bắc thành. Miếu Hội đồng ở phía nam thành. Vũ miếu ở phía tây thành. Học xá ở phía nam thành. Trường thi ở phía đông bắc thành.
    Giống như bao hào lũy xây dựng đầu triều Nguyễn Gia Miêu, thành có kiến trúc Vauban. Kiểu cấu trúc phòng ngự lợi hại, từng được thử thách ở Diên Khánh trước quân Tây Sơn (và ở Quy thành Sài Gòn trước chính quân đội Nguyễn)
    TỪ THÀNH TƯ PHỐ ĐẾN THÀNH CHIM HẠC
    Trong hệ thống thành quách Việt Nam, thành Tư Phố - Thủ phủ của xứ Thanh xưa (ở làng Giàng xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hoá, Thanh Hoá) có bề dầy năm tháng chỉ đứng sau Loa Thành nơi An Dương Vương định đô đời Chu Noãn Vương Tần Thuỷ Hoàng (Năm 257 tr CN). Theo sách Thuỷ Kinh Chú, một bộ sách có ghi chép về địa lý thời ấy trong thư tịch cổ Trung Quốc thì từ thành Tư Phố xuất hiện từ năm Nguyên Đỉnh thứ 6. Đối chiếu với niên biểu, Nguyên Đỉnh là niên hiệu của Vương triều Tây Hán, đời Hán Vũ Đế, năm thứ 6 là năm 116 Tr CN. Cũng giống như Loa Thành nơi khởi đầu cho những mạch nguồn truyền thuyết chảy cùng thời gian lưu vào hậu thế (Truyền thuyết về Thần Kim Quy, về chiếc nỏ thần với mối tình Trọng Thuỷ - Mỵ Châu day dứt). Thành Tư Phố cũng in ngấn vào thời gian nhiều câu chuyện bi hùng, nhiều truyền thuyết lấp lánh các ánh vàng lịch sử. Đạo quân xâm lăng nào đầu tiên đặt chân vào quận Cửu Chân xưa (Thanh Hoá ngày nay). Người Xứ Thanh đã đương đầu với những tên giặc xâm lăng đầu tiên ấy như thế nào? Vẫn theo sách Thuỷ Kinh Chú thì “Năm kiến Vũ thứ 19 tháng 10, Mã Viện vào quận Cửu Chân ở phương nam… Đến huyện Cư Phong, tướng giặc không đầu hàng đều chém mấy chục đến mấy trăm người… Cửu Chân bèn yên”. Đó là cuộc viễn chinh của Mã Viện. Mùa hè năm 43 Mã Viện kéo quân đến Lãng Bạc. Đạo quân của hai Bà (Trưng Trắc, Trưng Nhị) chặn giặc không thành, tan vỡ. Một cánh quân Cửu Chân do Chu Bá, Đô Đương chỉ huy lui về thành Tư Phố tiếp tục kháng chiến. Tháng 11 năm 43 Mã Viện cùng 2000 chiếc thuyền theo đường thuỷ tiến đánh Cửu Chân. Chúng chỉ đoạt được thành Tư Phố khi “tướng giặc không hàng, đều chém đến mấy trăm người”. Thành Tư Phố đã ngân khúc bi hùng ca đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của người xứ Thanh như thế. Hai ngàn năm, trải qua bao vương triều thành Tư Phố thiêm thiếp trong đêm dài Bắc Thuộc. Năm 1804 (năm Gia Long thứ 3) Thế tổ Nguyễn Phúc Ánh quyết định rời thành Tư Phố. Xã Thọ Hạc được chọn đặt Trấn lị của Trấn Thanh Hoa với tên mới: Hạc Thành (Thành chim Hạc). Thành hình lục lăng, chu vi dài tới 360 trượng (một trượng bằng 10 thước ta, một thước ta bằng 0,4m) có hào sâu bao quanh chân thành, có hành cung dành riêng cho nhà vua mỗi khi đi thị sát, có dinh thự cho ba vị quan đầu tỉnh: Tổng đốc, án sát, Tuần phủ lại có cả trại giam dành cho kẻ phạm tội. Ngoài thành các chợ, các phố dần định hình. Chợ có chợ Vườn Hoa lớn nhất tỉnh, các phố mang tên nghề như phố Hàng Đồng chuyên bán đồng, phố Hàng Hương chuyên sản xuất và buôn bán hương… Năm Đinh Mão (1807) chỉ sau ba năm thành Chim Hạc được xây dựng người dân phố thị lần đầu tiên được trông thấy bóng dáng những nho sinh lũ lượt kéo đến thành dự cuộc thi hương đầu tiên tổ chức tại Tỉnh nhà. Rồi những buổi hoàng hôn tiếng trông thu không từ thành Chim Hạc vang vọng đổ xuống ngõ quê. Tưởng như lịch sử đã lặng bình qua thời đao lửa. Nhưng không, thành Chim hạc không đầy 140 năm sau đã trở thành đống gạch đổ nát chìm sâu vào sắc cỏ thời gian
    .

    TRUYỀN THUYẾT VỀ THÀNH CHIM HẠC

    Truyền thuyết kể: Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, tháng 6 năm Nhâm Tuất 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra vương triều Nguyễn (Triều đại phong kiến quân chủ cuối cùng trong lịch sử Trung đại Việt Nam) lòng vẫn không yên với đất Bắc Hà, nơi có nhiều cựu thần nhà Lê. Sau ngày đăng quang vua Gia Long bàn bạc chia đặt quan chức để cai quản 11 trấn Bắc Thành, bàn phép khoa cử thu hút nhân tài, vỗ về sĩ phu đất Bắc. Trước khi xa giá hồi loan, ông về Nguyên miếu ở trong thành Triệu Tường, thuộc địa phận Quý Hương, Quý Huyện (Quý Hương: Gia Miêu ngoại trung. Quý Huyện: tức huyện Tống Sơn, Hà Trung, Thanh Hoá ngày nay) bái yết tiên tổ. Đêm ấy, một đêm mùa thu se lạnh nơi huyện Tống Sơn. Mưa thu như lưới giăng câu móc ngoài cửa sổ, gió núi ràn rạt thổi về nhà vua bồn chồn không yên. Một suy nghĩ bám riết trong ông: Chọn địa điểm nào để rời thành Tư Phố đặt trấn lị Cho Trấn Thanh Hoa? Đất Thanh Hoá là đất thang mộc, núi sông ngùn ngụt linh khí. Phía Tây bắc Trấn có đất An Tôn, có thành Tây Đô nhưng là nơi đất chật hẹp, hẻo lánh, nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn mà không hợp với trị. Phía tây nam có đất Đông phố (huyện Đông Sơn) nhà Tuỳ (589) đã từng chọn đặt quận trị, phía Đông Bắc có đất Duy Tinh (huyện Hậu Lộc) đời Lý (1012) chuyển về nhưng đều không có gốc vững bền. Thao thức mãi đến tận canh ba nhà vua mệt mỏi, chập chờn đi vào giấc ngủ. Đột nhiên cửa hành cung mở xịch. Một người, mặt mũi khôi ngô, tay dài quá gối, mình như mình hạc, vóc như vóc tiên, toàn thân áo quần trắng muốt tiến đến sụp lạy trước mặt vua tâu: “Biết Bệ hạ đang trăn trở tìm địa điểm dời thành Tư Phố, Thần Bạch Hạc phái tôi đến giúp bệ hạ việc này. Ngày mai khoảng giữa giờ Thìn xin bệ hạ theo tôi định đất. Đó là nơi bền vững muôn đời, loạn có thể giữ, bình có thể trị, dẫu sau này có lần đổ nát nhưng lại hoàn như châu về Hợp Phố”. Nhà vua toan hỏi thì người đó chẳng thấy đâu chỉ thấy một ánh hào quang trắng mềm mại tựa ánh trăng ngàn uyển chuyển bay qua rèm cửa. Dìu dịu mùi hương thơm kỳ lạ lan toả khắp nhà. Giật mình tỉnh giấc nhà vua mới biết mình vừa qua một giấc chiêm bao. Nửa mừng nửa sợ nhà vua tự hỏi: Thần Bạch Hạc là vị thần nào, phải chăng đây là thần Chim Lạc, cha ông xưa đã thờ là Chim Tổ, loài linh điểu giang cánh bay trên trống đồng? Như vậy linh khí của núi sông này đã giúp ta tìm ra nơi trấn lỵ cho trấn Thanh Hoa. Sáng hôm sau nhà vua kể lại chuyện trong giấc chiêm bao cho các cận thần, truyền lệnh sẵn sàng xe ngựa chờ Thần linh ứng. Nhà vua còn dặn giữa giờ thìn hễ có người mặc áo trắng đến lập tức phải đón vào bái kiến. Chưa đến giờ thìn các quan hầu cận đã dõi mắt chăm chú quan sát những con đường dẫn đến Nguyên miếu. Rồi giờ thìn cũng tới. Những lối mòn thấp thoáng trên rặng núi xa xa vẫn chẳng thấy bóng vị thần hay vị tiên nào xuất hiện. Đúng giữa giờ thìn bỗng từ trên không vang vọng xuống tiếng chim lạ. Nhà vua cùng các quan ngửa mặt trông lên. Một con chim Hạc trắng to lớn khác thường cứ bay lượn trước sân nhà vua ngự như có ý đợi chờ. Nhà vua hiểu ra liền lên xe ngự giá. Chỉ chờ thế chim Hạc kêu to liền mấy tiếng rồi bay trước dẫn đường. Đến một vùng đất mới có rất nhiều đầm nước xanh biếc chim Hạc ngừng cánh bay hạ xuống trước xe nhà vua gật gật đầu. Vua chưa kịp đáp lời cảm tạ thì chim Hạc đã vụt bay sang một đầm nước kế bên, thân hình đột nhiên cứ nhỏ dần nhỏ dần hoà lẫn vào các loài chim khác đang tung tăng bơi lội trên mặt nước. Nhà vua phóng tầm mắt bao quát khắp vùng. Quả là nơi sơn thuỷ hữu tình. Núi sông như đặt bày trên đồng xôi bãi mật. Phía đông có dãy Linh Trường và dãy Trường Lệ làm án. Tả có long sơn long thuỷ, hữu có hổ phục hổ chầu. Đây chính là vùng đất vua trông đợi bấy lâu nay. Vui mừng khôn xiết nhà vua chỉ tay xuống đất dõng dạc bảo các quần thần: Ta sẽ dựng thành ở chính nơi này. Toà thánh đó gọi là thành Chim Hạc.
    Vùng đất mà nhà vua quyết định dựng thành bây giờ là Thành phố Thanh Hoá, tỉnh lị của xứ Thanh ngày nay.
    Và những hình ảnh của Quê hương hàng thế kỉ về trước

    Thành khi còn nguyên vẹn đẹp quá (ảnh chụp năm 1943)


    Và tường thành

    Một đoàn hát của Thanh Hóa xưa

    Nhà thờ chính tòa

    Rạp Tống duy Tân ở chỗ nào ấy nhẩy

    Cầu Hàm Rồng thời Pháp đẹp

    Và cầu Hàm Rồng lịch sử - niềm tự hào của TP Thanh Hóa

    Nhà máy điện Hàm Rồng

    Cầu tạm khi cầu Hàm Rồng bị đánh sập



    Cầu Hàm Rồng 1972



    Nguồn ảnh và tư liệu : http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=10647
    Lần sửa cuối bởi vitaminb12, ngày 03-04-2010 lúc 02:22 PM.

    Je ne suis pas d’accord avec ce que vous dites, mais je me battrai jusqu’à la mort pour que vous ayez le droit de le dire.
    Hiện text ẩn<-- "Tôi không đồng ý với những gì anh nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ cho đến chết quyền được nói như vậy của anh." -->
    ---Voltaire---

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •