Kết quả 1 đến 9 của 9

Threaded View

  1. #1
    Hộ pháp tự Moderator Braveheart7472's Avatar
    Ngày tham gia
    14 Jan 2010
    Đang ở
    Thanh Hóa
    Tuổi
    29
    Bài viết
    720
    Thanks
    1
    Thanked 6 Times in 5 Posts
    Rep Power
    48

    Mặc định [Lý] Một số phương pháp giải nhanh Vật Lý 12

    Chỉ còn hơn 2 tháng nữa sẽ đến kỳ thi đại học, kỳ thi quyết định của 12 năm miệt mài đèn sách. Chắc hẳn các bạn lớp 12 trường mình đang tập trung hết sức vào việc học để có thể đạt kết quả như mong muốn. Trước hết tớ xin gửi tới các bạn lớp 12 lời chúc thành công và 1 chút may mắn. Hãy cố gắng hết mình nhé! : )
    Nói riêng về môn lý, cấu trúc đề thi đại học sẽ tập trung phần lớn vào chương trình lớp 12, nhưng lại phải có kiến thức cơ bản của 2 năm lớp 10. Đây là môn mà bạn sẽ phải nhớ khá nhiều công thức nếu muốn giải thật nhanh các bài tập (vì trung bình mỗi bài chỉ có 1,8 phút). Sau đây tớ xin giới thiệu một số phương pháp giải nhanh của một số dạng bài tập mà tớ tin rằng các bạn sẽ cần khi đi thi.
    Thời gian có hạn nên đầu tiên tớ sẽ đưa lên 1 dạng mà tớ thấy hay nhất (ko đi học thêm thì chắc các bạn sẽ ko biết). Các phương pháp khác tớ sẽ update ở #1 top này. Hi vọng sẽ nhận đc nhiều phản hồi từ phía các bạn . Bạn nào có bí quyết gì hay thì cũng up lên đây luôn nhá.

    Phương pháp số phức trong bài tập điện xoay chiều
    Cơ sở lý thuyết: Trước hết các bạn nên hiểu đc nguyên lý mà ta có thể dùng số phức để tính toán, từ đó có thể linh hoạt trong các dạng toán khác nhau. Chúng ta đã biết các giá trị U,Z,I,... có thể đc biểu diễn trên giản đồ Frenen dưới dạng 1 véc tơ. Ví dụ: Mạch RLC , khi biết R, ZL,ZC, ta có thể biểu diễn véc tơ U trên giản đồ Frenen như hình.
    Đính kèm 5073
    Trong đó trục hoành biểu diễn R, trục tung biểu diễn giá trị ZL - ZC (để nguyên dấu trừ/cộng). Từ đó ta có thể coi véc tơ Z là 1 số phức w=a+bi trong mặt phẳng phức, a=R là phần thực, bi=(ZL - ZC)i là phần ảo, độ dài véc tơ đó là r = Z = . Argument của w là . Sõ Z đc viết dưới dạng Z+, tương tự U+ ,...
    Khi tính toán, ta có thể coi đây là đoạn mạch 1 chiều, trong đó các số Z,U,I là các số phức, từ đó áp dụng các công thức như I=U/Z, UL=I.ZL, UC=I.ZC,... Tất nhiên là các bạn phải dùng máy tính casio để tính.
    Bài tập ví dụ:
    Bài 1:
    Một đoạn mạch điện gồm điện trở R = 50 mắc nối tiếp với cuộn thuần cảm L = 0,5 (H). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều u = 100 căn 2
    sin(100.pi.t - pi/4) (V).Biểu thức của cường độ dòng điện qua đoạn mạch là:
    A. i = 2sin(100.pi.t-pi/2) (A)
    B. i = 2 căn 2.sin(100.pi.t-pi/4) (A)
    C. B. i = 2 căn 2.sin(100.pi.t) (A)
    D. i = 2sin(100pi.t) (A)

    Khi giải bài tập này theo cách thông thường, bạn sẽ phải tìm I0 và phi, nhưng khi giải theo cách số phức, bạn chỉ cần 1 phép tính trên máy tính là xong,nhanh hơn hẳn phải ko nào . Đầu tiên ta tính ZL (=50 ôm). Sau đó dùng máy tính nhập như hình
    5-e481776fae.jpg
    Sau đó chuyển sang dạng r+phi bằng cách bấm [SHIFT] [2] [3]. Nhìn và đáp số trên máy tính là ta có thể biết ngay đáp án A rồi .

    Bài 2:
    2.JPG
    Bài này các bạn chỉ cần tính I như bài 1 , sau đó lấy I nhân với ZC là ra đáp án A.

    Sau khi làm nhiều bài tập dạng này, các bạn sẽ thấy cách giải này có nhiều ưu điểm và rất tiện để tính nhanh các bài trắc nghiệm. Chúc các bạn thành công.

    Bài viết có sử dụng hình ảnh từ trên mạng. Hiện text ẩn<-- Vì ngại gõ lại -->
    Quý vị muốn gia nhập Hội Vật Lý xin mời click vào đây

  2. The Following User Says Thank You to Braveheart7472 For This Useful Post:

    ju mong (19-04-2012)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •