THAY LỜI TỰA:
"Gió về Tùng môn trang" nói tác giả là một "samurai"- Nguyễn Xuân Dũng- con nhà võ với đẳng cấp huyền đai đệ bát đẳng KARATE, đây là hồi kí của tác giả, anh đọc chơi cho biết.
Từ lâu , tôi thường đọc hồi kí của các nhà hoạt động cách mạng, hồi kí của các tướng lĩnh, của các chính khách, của văn nghệ sĩ chứ chưa đọc hồi kí của connhà võ. Hồi nhỏ tôi cũng thích võ, nhưng chẳng có ai dạy, càng ngày càng xa, coi như chẳng biết gì , nhưng đôi lúc lại thấy rất cần. Trong tác phẩm của tôi có nhân vật là con nhà võ, để tả cho đùng , tôi phải đi tìm hiểu, thật vất vả, âu cũng là dịp may cho tôi.. Tên sách "Gió về Tùng môn trang" hấp dẫn tôi từ đầu đến cuối. Tưởng là võ nhưng không võ mà lại rất võ. Với tôi , không vỏ là võ sư không dạy cách đấm đá cũng không dạy miếng nào, đòn nào, nhưng lại rất võ ở chỗ tác giả đã dẫn người đọc trở về nguồn gốc của võ. Võ xuất xứ từ Phật , vừa mang tính Đạo vừa mang tính triết lí của Lão và Khổng. Đọc những trang viết về võ của Nguyễn Xuân Dũng, tôi có thể hiểu rành rẽ hơn về võ thuật và võ đạo.
"Con đường đã chọn", "võ thuật trong đời sống" đi từ những trang viết về võ, tác giả như bước qua cầu để về với "tùng môn trang". Đây là hồi kí của một người xa quê hương nhớ về một góc của quê hương. " Tùng môn trang la tên mà Thầy đặt cho một vườn đồi, nằm về phía Đông nam Đà lạt, đó là hai ngọn đồi bát úp, như hình hai mẹ con nằm tĩnh lặng bên nhau, từ ngàn xưa cho đến bây giờ -Mây cây cổ tùng trên lối đi bọc quanh đồi và những rặng thông xanh lấp lánh muôn tia vàng tươi khi nằng gió bạt qua đồi..."
"tùng môn trang" là một nơi thời thơ ấu của tác giả, một chân trời quêhương đấy kỉ niệm. Anh viết với nỗi nhớ da diết đêm ngày, đầy những hình ảnh đẹp đẽ về quê hương, nhửng trang vừa đậm đà vừa thiết tha, có đoạn thiết tha đến sướt muớt, không phải là sự sướt mướt của tâm hồn yếu đuối, mà là sự sướt mướt của nỗi nhớ quê hương.
Với tâm hồn của con ngưới VN, với ý chí của Samurai co một đời lăn lộn, anh đã thành công trên thương trường đất Mĩ-Đọc "gió về Từng môn trang" ta sẽ đoán , trước sau gì võ sư Nguyễn Xuân Dũng cũng trở lại quê hương góp phần xây dựng đất nuớc.Và đúng như vậy, anh trở về năm 1994 không phải trở về để mở trường dạy võ ở SG như năm 1970, mà về với một hành trang vốn liếng, kinh nghiệm kỉ thuật cao nghành điện tử và công nghệ thông tin, và anh đã thành công.
"Gió về Tùng môn trang" của võ sư Nguyễn Xuân Dũng với tôi là một quyển sách hết sức thú vị mà lâu lắm rối chưa từng đọc.

Gió về tùng môn trang" là những dòng hồi ức của người học võ, một hành giả mang tinh thần của võ đạo đi vào cuộc đời. Tác giả không có tham vọng xem đây là một cuốn sách biện luận về lí thuyết, hay là một tác phẩm văn học. Đây chỉ là những trang tâm bút, ghi lại những tâm tình, những kỉ niệm rời rạc- d0ược viết trong nhiều thời kì khác nhau, nhằm gởi đến bạn trẻ những quan niệm, nhận thức đã ảnh hưởng trên cuộc đời tác giả: Người học võ không phải chỉ là luyện tập thân xác và kĩ năng chiến đấu, mà người học võ chính là kẻ chọn lựa con đường hành đạo thông qua võ thuật, đó là võ đạo. Qua những trang viết, tác giả muốn giãi bày những suy tưởng chủ quan của mình về võ đạo. Với tư cách la một võ sinh đồng thời cũng la một hành giả, dùng võ thuật như là một nghiệm sinh nhằm hợp tiến về Đạo, túc là hướng đền sự quân bình, hòa hợp giữa Tâm và Thân, và hơn nữa, tìm đến một ý nghĩa cho cuộc sống- như là mục đích tối hậu của võ thuật.
Và trên con đường đã chọn đó, nguời học võ có 2 mục đích: thứ nhất la luyện tập cơ thể, tăn cường sức mạnh và kĩ năng chiến đấu; nhưng mục đích thứ 2 mới là mục đ1ch chính của cuốn sách này, d0ó là thực hiện tâm đạo của người học võ, bởi Thân và Tâm là 2 khái niệm không thể tách rời. Nếu như đối với thân xác phải khổ lluyện thì đối với tâm hồn cũng vậy. Bởi chính đây là nguyên nhân gây ra bi kịch (xem công án an tâm của Huệ Khả). Vì vậy sự giải thoát cho cái Tâm chính là con đường khổ luyện cần thiết của hành giả.
Đạo học Phương đông đã cống hiến rất nhiều phương pháp để đật đến bình an nội tâm bằng cách dứt bỏ cái ngã, dù rằng cái ngã này không hiện hữu thực sự, mà chỉ là một ảo tưởng được hình thành từ cái Tâm điên đảo. Và chính cái Tâm điên đảo đó của con người, có khả năng đặc biệt là tự quy về chính nó, dễ mở ra hướng sống ích kỉ, lầm lạc đưa mình cô lập với tha nhân, khép kín với thế giới bên ngoài. Và đó chính là nguốn gốc của lỗi lầm, khổ đau và bi kịch.
Con đường của người học võ cũng là con đường của kẻ tìm đạo cũng vừa là hành giả, nghĩa là kẻ đồng thời khổ luyện để giải thoát thân tâm, nhằm đạt đến kết quả là sự hoà hợp tòan bíchgi74a hồn xác , từ đó tiến đến hướng sống hòa điậu gi74a ta, con người va nhiên giới. Đó là con đường dẫn đến hạnh phúc, đó là khởi điểm và tiêu điểm phải đến của võ đạo.